Lịch sử Phong_thần_bảng

Khương Tử Nha.Thân Công Báo.

Trong thế giới quan Đạo giáo, Phong Thần Bảng được tôn làm đệ nhất bảo vật, do quan đại thần nhà Châu kiêm đạo nhân Khương Tử Nha phụ trách. Phải có Phong Thần Bảng thì họ Khương mới phong ấn tám tòa thiên đàng được.

Theo các tạp sử còn lưu lại tới nay (vốn đã bị thiêu hủy phần nhiều trong đại nạn phần thư khanh nhovăn cách), Phong Thần Bảng đã có từ thượng cổ, cứ thế bồi đắp theo biến thiên lịch sử. Quan niệm cũng cho rằng, mỗi một người khi chết đi, hễ lập được công trạng ngất trời thì được liệt vào Phong Thần Bảng, hóa thành một vì tinh tú giữa trời đêm. Do đó, có thể coi Phong Thần Bảng là sự hình tượng hóa Ngân Hà hoặc vũ trụ của cổ nhân.

Hệ thống lý luận Đạo giáo được coi có gốc từ Lão Tử cho tới đệ tử chân truyền Trang Tử, nhưng sang thời Hán bắt đầu phân liệt thành nhiều hệ phái. Tới thời Minh-Thanh thì về căn bản có hai ngành lớn là triệt giáoxiển giáo, phái nào cũng đòi lập thần phả riêng. Do đó mà Phong Thần Bảng là sự cố gắng xác lập thần phả hoặc ý niệm tôn thờ chung cho các hệ phái đã kể. Cũng từ giai đoạn Minh-Thanh, tác phẩm Phong thần diễn nghĩa tạm được chấp nhận là cứ liệu xác đáng nhất về hệ thống thần tiên trong Phong Thần Bảng. Vả lại, Phong Thần Bảng cũng là biểu hiện sự thắng thế tạm thời của triệt giáo (Khương Tử Nha) so với xiển giáo (Thân Công Báo).

Sau thời kì Cách mạng Tân HợiQuốc Cộng tương tranh, xu hướng đả phá văn hóa truyền thống dấy lên mạnh mẽ trong quần chúng Trung Hoa, bất kể chính đảng hay giai cấp nào. Vì thế trong giai đoạn rất lâu từ Chiến tranh Lạnh, Phong Thần Bảng bị xuyên tạc và làm cho mai một, chỉ thảng hoặc được nhắc một cách khiếm khuyết trong các văn hóa phẩm Hồng Kông, Đài Loan.

Đầu thập niên 2010, khi Đạo giáo có những tín hiệu chấn hưng tại Hoa lục, bắt đầu có những dư luận trong giới phục cổ đề nghị xem xét bổ sung tứ đại vĩ nhân hiện đại gồm Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Lỗ Tấn, Mao Trạch Đông vào Phong Thần Bảng, nhằm làm hài lòng nhà đương cục cũng như cách tân hóa tín ngưỡng này.